1. Lập kế hoạch kinh doanh quán ăn, nhà hàng nhỏ
Bước đầu tiên bao giờ cũng quan trọng hơn cả vì nó là tiền đề cho mọi sự phát triển và các bước ở phía sau. Bạn cần phải tìm cho mình một hướng đi, xác định rõ ràng lĩnh vực mà bạn mong muốn. Ví dụ như bạn mở quán ăn sáng cho học sinh-sinh viên hay mở quán ăn vặt chỉ bán chiều tối. Nếu cửa hàng của bạn chỉ bán một món đặc trưng thì bạn nên lên kế hoạch xem sẽ phát triển như thế nào, tạo sự khác biệt ra sao so với các cửa hàng, quán ăn cũng bán cùng món ăn đó.
Để có thể lập kế hoạch kinh doanh quán ăn, nhà hàng nhỏ hiệu quả, bạn cũng có thể trả lời các câu hỏi như:
– Khách hàng đang ưa chuộng điều gì? Hình thức kinh doanh nào sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí nhưng mang
– Các món ăn nào (món ăn Hàn, Nhật, Việt, Âu…) đang được ưa chuộng?
– Hiện tại bạn đang cạnh tranh với ai ?
– Lên kế hoạch truyền thông như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất?
2. Tìm nguồn hàng, thực phẩm chất lượng
Chi phí cho nguyên liệu chế biến thức ăn khi bạn kinh doanh ẩm thực là rất lớn và phải chi tiêu hằng ngày. Điều này khiến bạn phải xoay vốn rất nhiều. Vì vậy, điều bạn cần chính là tìm được cho mình một nguồn nguyên liệu thực phẩm với giá gốc nhưng đảm bảo được chất lượng thực phẩm của mình.
Thường sẽ có hai nguồn hàng giá gốc mà bạn có thể lựa chọn:
– Các chợ đầu mối: Đây là một nguồn hàng được rất nhiều cửa hàng thức ăn lựa chọn. Giá thành rẻ, mặt hàng đa dạng. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất vẫn là vệ sinh thực phẩm, nếu muốn mua ở chợ đầu mối bắt buộc bạn phải có kinh nghiệm trong việc lựa chọn thức ăn và sơ chế thức ăn thật kĩ lưỡng.
– Nhập hàng trực tiếp từ các trang trại chăn nuôi, trồng trọt: Bạn sẽ mua được với giá gốc. Nhưng lựa chọn này buộc bạn phải liên hệ với rất nhiều nguồn và tìm kiếm các mối quan hệ để có thể lấy hàng tốt nhất.
3. Tăng chất lượng phục vụ khách hàng
Không gian của quán ăn nhỏ khó có thể so sánh cùng các nhà hàng lớn. Vì vậy, bên cạnh chất lượng ẩm thực thì thái độ và chất lượng phục vụ khách hàng là cực kì quan trọng. Kinh doanh luôn đi kèm dịch vụ, khi bạn có dịch vụ tốt, khách hàng sẽ thường xuyên quay trở lại với quán của bạn và hiệu ứng truyền miệng từ họ sẽ giúp bạn có thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới.
4. Đầu tu về giá thành và chất lượng sản phẩm
Cửa hàng của bạn sẽ cần có những món ăn thật đặc trưng, để khi mọi người nhắc đến bạn là phải nhớ đến món ăn đó. Giá thành là một việc đáng lưu ý, giá thành sẽ phụ thuộc vào việc bạn tìm nguồn hàng và thị trường của bạn nhắm đến đối tượng nào. Bạn có thể có những cấp độ giá cả cho những món ăn của mình để khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn, như vậy bạn sẽ phục vụ được nhiều đối tượng xã hội hơn từ bình dân đến cao cấp.
5. Tăng cường quảng bá thương hiệu
Với bước xâm nhập, bạn đã quảng bá thương hiệu bước đầu để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, để có thể kinh doanh lâu dài, bạn cần có một kế hoạch quảng bá thương hiệu thật rõ ràng và cụ thể để thu hút thêm nhiều khách hàng.
Để quảng bá thương hiệu thì việc thiết kế website riêng là điều không thể thiếu. Khi bạn đã có một website ẩm thực, nhà hàng, bạn có thể đăng tải những món ăn mới, các hình thức khuyến mãi, thực đơn và các bài review, video thức ăn của mình trên đó. Hãy đầu tư cho những bài viết trên website vì chúng sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích.
Quảng bá website song song với các mạng xã hội sẽ đem lại cho bạn hiệu quả kinh doanh cực kì tích cực. Khách hàng sẽ tìm đến bạn nhiều hơn, thông qua website online, các kênh review ẩm thực cũng sẽ tìm đến bạn, hiệu quả quảng cáo được tăng cao.
Đừng quên theo dõi WEBICO BLOG hoặc Fanpage của chúng tôi để luôn cập nhật những bài viết mới nhất!